Quy cách đóng gói
Hộp gồm 3 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Trong mỗi viên nén bao gồm các thành phần sau:
– Deflazacort 6mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Deflazacort
– Đây là một tiền chất của Corticosteroid, có chất chuyển hóa còn hoạt tính, 21 – desDFZ. Hoạt chất này hoạt động nhờ vào thụ thể Glucocorticoid để phát huy khả năng chống viêm và ức chế miễn dịch.
– Deflazacort thường được dùng trong điều trị các tình trạng viêm nhiễm bao gồm viêm khớp, hen, các bệnh lý về da, tiêu hóa,…
Chỉ định
Thuốc được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Bệnh bạch cầu cấp thể lympho, u lympho ác tính, đau tủy.
– Sốc phản vệ, hen, phản ứng mẫn cảm nghiêm trọng.
– Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp mãn tính hoặc tình trạng đau đa cơ do thấp khớp.
– Hội chứng thận hư có ít tổn thương, viêm thận kẽ cấp.
– Thấp tim.
– Lupus ban đỏ toàn thân, viêm da cơ địa, viêm đa động mạch nút, bệnh sarcoid, bệnh mô liên kết hỗn hợp.
– Pemphigus, bọng nước dạng pemphigoid hay da mủ hoại tử.
– Ức chế miễn dịch trong cấy ghép.
– Người bị viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
– Viêm dây thần kinh thị giác.
– Trường hợp thiếu máu tan máu tự miễn và ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát.
Cách dùng
Cách sử dụng
Sử dụng thuốc theo đường uống, cùng với một ly nước lọc. Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng
Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, có thể tham khảo liều dùng sau:
– Người lớn: Liều khởi đầu trong các cơn rối loạn cấp 3 – 18mg/ngày, tối đa 120mg/ngày.
+ Viêm khớp dạng thấp: Liều duy trì khoảng 3 -18 mg/ngày. Sử dụng liều nhỏ nhất có tác dụng.
+ Hen phế quản: Trong điều trị cơn cấp tính, dùng 48 – 72 mg/ngày và giảm liều từ từ khi đã kiểm soát được các triệu chứng. Giai đoạn duy trì nên giảm dần liều điều trị xuống.
– Trẻ em: Dùng liều nhỏ nhất có tác dụng và nên sử dụng cách ngày.
+ Thông thường, dùng khoảng 0,25 – 1,5 mg/kg/ngày.
+ Viêm khớp thiếu niên mãn tính: Liều duy trì 0,25 – 1,0 mg/kg/ngày.
+ Hội chứng thận hư: Khởi đầu với liều 1,5 mg/kg/ngày sau đó giảm từ từ tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
+ Hen suyễn: Lều khởi đầu khoảng 0,25 – 1,0 mg/kg, sử dụng cách ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều: Trong trường hợp bỏ lỡ một liều, hãy bổ sung ngay nếu bỏ lỡ một liều. Tốt nhất nên dùng thuốc đều đặn, đúng thời gian, đúng liều để đảm bảo hiệu quả điều trị. Nếu thời gian đã sát với thời điểm dùng liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng sản phẩm như kế hoạch.
– Quá liều: Chưa ghi nhận bất kỳ triệu chứng quá liều của thuốc. Trong trường hợp ngộ độc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Chống chỉ định
Tuyệt đối không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
– Nhiễm khuẩn nặng toàn thân, trừ khi có dùng liệu pháp kháng khuẩn đặc hiệu.
– Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh nhân đang dùng các vaccin Virus sống.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình điều trị có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:
– Thường gặp: Tăng cân.
– Ít gặp:
+ Gây loãng xương, gãy cột sống và xương dài.
+ Rối loạn thần kinh, đau đầu, chóng mặt, tâm trạng không ổn định, rối loạn hành vi.
+ Nội tiết: Ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận, phù mặt Cushing, mất kinh.
+ Rối loạn dung nạp Carbohydrate, giữ natri và nước cùng với tăng huyết áp, mất kali và hạ kali huyết.
+ Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết, buồn nôn.
+ Rậm lông, rạn da, mụn trứng cá.
+ Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng, tăng khả năng tái phát của bệnh lao không hoạt động.
+ Phù, sốc phản vệ.
– Hiếm gặp: Teo cơ, bầm tím.
Nếu bệnh nhân xuất hiện một trong số các dấu hiệu bất thường kể trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Tương tác thuốc
Thuốc Halcort-6 có thể xảy ra tương tác với một số thuốc sau đây:
– Acetazolamid, thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu Thiazid, chẹn beta 2, các Xanthin và Carbenoxolone: Tăng tác dụng giảm kali huyết.
– Thuốc chống đông Coumarin: Làm tăng tác dụng chống đông máu.
– Thuốc tránh thai đường uống: Làm tăng tác dụng của thuốc.
– Thuốc ức chế thần kinh cơ như Pancuronium: Làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cơ cấp tính.
Hãy kể tên các thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ biết, để được tư vấn cách dùng đúng nhất.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Phụ nữ mang thai: Thuốc có thể đi qua nhau thai. Chưa có bằng chứng corticosteroid gây nên khuyết tật bẩm sinh. Khi sử dụng trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ chậm phát triển trong tử cung. Do vậy, chỉ nên sử dụng nếu lợi ích cho mẹ và trẻ vượt qua các rủi ro.
– Phụ nữ đang cho con bú: Sử dụng liều trên 50 mg/ngày hầu như không gây tác động toàn thân lên trẻ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt
– Khi điều trị kéo dài trong nhiều năm có thể gây teo vỏ tuyến thượng thận sau khi ngưng điều trị. Vì vậy, cần phải giảm liều Corticosteroid dần dần để tránh suy thượng thận cấp tính.
– Cần thận trọng đối với người mắc bệnh tim hoặc suy tim sung huyết tăng huyết áp. Vì các Glucocorticoid có thể gây tích nước, muối và tăng bài tiết kali. Do đó, trong quá trình điều trị phải hạn chế muối và bổ sung kali nếu cần thiết.
– Phải theo dõi khi sử dụng thuốc đối với bệnh nhân bị suy gan, suy giáp và Herpes đơn dạng mắt do có thể gây thủng giác mạc.
Điều kiện bảo quản
– Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
– Nhiệt độ không quá 30 độ C.
– Xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
– Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
– Tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện thuốc có dấu hiệu hỏng, chuyển màu, mùi vị lạ.